Ngày nay, công nghệ sơn tĩnh điện đang được rất nhiều công ty ứng dụng để nâng tầm chất lượng sản phẩm. Công nghệ sơn này được sử dụng khá rộng rãi vào nhiều vào nhiều ngành nghề khác nhau: sơn các thiết bị dân dụng, cơ khí, oto, các linh kiện sản phẩm. Bởi những tính năng vượt trội mà công nghệ sơn này mang lại là rất cao. Đây là một công nghệ mới, nên rất hạn chế người biết. Hãy cùng tìm hiểu về công nghệ sơn tĩnh điện ở bài viết này ?
1. Công nghệ sơn tĩnh điện
– Công nghệ sơn tĩnh điện tiếng anh là Electro Static Power Coating Technology. Đây được xem là là công nghệ sơn hiện đại bởi sản xuất theo dây chuyền máy móc kỹ thuật. Được phát minh vào những năm của thập niên 50 bởi tiến sỹ Erwin Gemmer. Qua nhiều lần thử nghiệm và cải thiện bởi các nhà khoa học, nhà sản xuất đã cho hoàn thiện công nghệ sơn tĩnh điện trở nên tối ưu làm cho chất lượng sản phẩm trở nên tốt hơn và chi phí ở mức thấp nhất
– Công nghệ sơn mới ra đời là để phục vụ nhu cầu cuộc sống con người. Loại sơn này hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện. Quá trình sơn được diễn ra ở nhiều công đoạn khác nhau để xử lý bề mặt sản phẩm thật kỹ trước khi đưa vào sơn. Các sản phẩm sẽ được tích điện trái chiều nhằm tạo độ bám dính giúp các sản phẩm có khả năng chống oxy hóa tốt và làm cho bề của sản phẩm có màu sắc chính xác và độ láng mịn.
– Nhờ vào công nghệ này được áp dụng cho những sản phẩm thường xuyên trực tiếp chịu tác động của không khí, môi trường bên ngoài. Bởi nhờ công nghệ sơn tĩnh điện và bề mặt của vật liệu được xử lý có khả năng chống oxy hoá, không bị bào mòn do thời tiết khắc nghiệt
2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện
a. Chuẩn bị và xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
– Đây được xem là công đoạn quan trọng nhất của quy trình sơn tĩnh điện. Các sản phẩm trước khi đem đi sơn tuyệt đối phải được xử lý bề mặt sản phẩm một cách triệt để nhất. Điều này đảm bảo cho bột sơn có độ bám dính tốt nhất trên bề mặt vật liệu. Các tạp chất bám trên bề mặt sản phẩm như: rỉ sét, dầu mỡ, chất bẩn và các tạp chất hữu cơ khác phải được làm sạch một cách tối đa để giúp cho bề mặt vật liệu ” thích ứng ” và tiếp xúc tốt với bột sơn
– Sản phẩm sau khi xử lý bề mặt sản phẩm sẽ được đưa vào sấy khô. Vào lò nung, vật liệu sẽ được nung nóng ở nhiệt hơn 100oC và trong khoảng thời gian 15-20 phút. Việc đưa vào lò nung để làm khô hơi nước và nhanh chóng đưa sản phẩm vào sơn.
b. Quá trình phun sơn tĩnh điện
– Lò sơn vừa là nơi phun bột sơn vào bề mặt sản phẩm còn la nơi thu hồi lượng bột sơn dư. Bột sơn dư sẽ được trộn thêm vào bột sơn mớ để tái sử dụng cho những lần sau. Việc thu hồi này cũng là điểm nổi bật trong việc giảm chi phí của sơn tĩnh điện so với các loại sơn khác
– Dùng khí nén xịt sạch hoặc công cụ làm sạch bề mặt sản phẩm khác để xịt bụi phải bay ra ngoài, công đoạn này cần phải làm kỹ để bề mặt sản phẩm bám dính được tốt bột sơn. Sau khi xử lý hoàn thiện xong thì tiến hành phun sơn tĩnh điện cho mọi sản phẩm rồi đem vào lò nung nóng
– Trước khi phun sơn tĩnh điện, nên kiểm tra thiết bị phun: súng sơn, vòi phun, tiếp mát, quạt hút buồng phun…. Để tránh tình trạng các thiết bị phun có sự cố tránh trường hợp xử lý bề mặt sản phẩm bị hư
c. Sấy sơn
– Sau khi phun sơn, sản phẩm được đưa vào lò sấy. Nhiệt độ sấy: 180 độ C – 200 độ C trong 10 phút.
d. Kiểm tra sản phẩm và giao sản phẩm
– Đợi một khoảng thời gian 15-20 phút lò nung nóng xong, bạn sẽ nghiệm thu được sản phẩm hoàn thiện. Nhìn trên bề mặt vật liệu, bạn sẽ thấy chất sơn nhìn rất đẹp và độ láng mịn. Đối với công nghệ sơn tĩnh điện này, bạn sẽ yên tâm khi sử dụng những sản phẩm ở phía ngoài, chịu sự tác động trực tiếp của môi trường xung quanh và thời tiết khắc nghiệt. Được phun lớp sơn tĩnh điện nên độ chống oxy hóa , bào mòn là rất cao